Cách nhìn phân đoán bệnh của chó mèo hiệu quả

Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Có nhiều cách để biết được thể trạng của chú chó nhà mình, một trong số đó là nhìn phân đoán bệnh. Là một chủ nhân, bạn cần sớm nhận ra những bất thường trong sức khỏe chú chó thông qua việc quan sát phân con vật sau mỗi ngày.

Alaska đen trắng tỏa nắng cùng ông chủ đẹp trai
Alaska đen trắng tỏa nắng cùng ông chủ đẹp trai

Vậy bạn đã biết phân biệt các loại phân tương ứng để bắt bệnh chính xác chưa? Hôm nay, Thú Cảnh Việt sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với các bạn nhé!

Về hình dáng

Chúng tôi tạm chia chia phân chó ra làm 7 mức độ khác nhau:

7 Thể trạng phân của chó, nhìn để nhận biết chó của bạn có đang bị nhiễm bệnh hay không

Mức độ 1:

  • Phân rất khô cứng, rắn gây nên cảm giác đau đớn cho chú chó khi nó đi qua là biểu hiện cơ thể đang mất nước. Khi nhặt phân lên thì không chút dính dưới sàn. Nguyên nhân là do lượng nước ít quá mức so với cần thiết dẫn đến việc không thể tạo phân xốp.
  • Tệ hơn là khi bạn thấy chú cho trở nên khó khăn, cần dùng sức rặn thì có vẻ cún nhà mình đã ăn phải dị vật không thể tiêu hóa được.

=>> Vậy biện pháp ứng phó cho trường hợp này là gì? Bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ như:

  • + Cung cấp đủ nước bù cho lượng nước thiếu.
  • + Tăng cường hàm lượng chất xơ trong thức ăn cho chó.
  • + Cho cún dạo chơi ngoài thảm cỏ để có hứng đi ngoài và điều tiết ăn cỏ phù hợp.

Mức độ 2:

Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Đây là tình trạng phân ở độ lí tưởng, biểu hiện sức khỏe chú chó nhà mình khỏe mạnh bình thường.

  • Phân có hình khuôn dài, không cứng không dẻo, chia thành từng khúc rõ rệt, dễ dàng nhặt lên do không có độ kết dính.
  • Phân hơi ẩm, xốp

Mức độ 3:

  • Phân đứt thành nhiều khúc nhỏ, hơi ướt, nhặt lên sẽ bị dính chút ít dưới sàn.

Mức độ 4:

  • Phân nhão nhưng vẫn có thể nhìn ra khuôn. Khi nhặt lên để lại rõ dấu vết và bị chảy.

Mức độ 5:

  • Phân rất ẩm ướt, nhão, chất thành đống. Khi nhặt lên, phân bị chảy.

Mức độ 6:

  • Phân chất đống thành bãi nhầy, dính dưới sàn.

Mức độ 7:

  • Phân chảy, ướt, loãng như nước, không nhặt được lên: đây là tín hiệu cảnh báo bạn chú chó của mình đang gặp vấn đề về đường ruột hoặc bất ổn về dạ dày đấy, có thể là bị tiêu chảy do ruột già không hấp thụ được lượng nước cần thiết.
Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh của chó mèo
Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh của chó mèo

Một số dấu hiệu khác như:

+ Chó bị giun sán: ta có thể bắt gặp những con vật nhỏ li ti ngoe nguẩy ở phần hậu môn chú chó.

+ Phân có chất nhầy chứng tỏ ruột già cún cưng đã bị viêm nhiễm, biểu hiện là chó bị tiêu chảy thường xuyên.

Chó Samoyed thuần chủng
Chó Samoyed thu hút được nhiều cặp đôi yêu mến (H/a được chụp bởi Nhan Foto)

=>> Nếu các trường hợp phân không bình thường nêu trên xảy ra quá một ngày, bạn nên đưa cún cưng đến ngay bác sĩ thú y để theo dõi và điều trị kịp thời nhé!

Về Màu sắc phân:

Màu sắc phân là minh chứng rõ nét cho chế độ ăn uống của chú chó có lành mạnh hay không. Bilirubin là thành phần sắc tố mật tạo nên màu sắc cho phân, phụ thuộc vào các yếu tố như thực phẩm tiếp nhận, quá trình biến dưỡng,…

Một chú cún cưng khỏe mạnh có phân màu nâu nhạt Chocolate.

Những màu sắc bất thường mà bạn cần theo dõi cẩn thận nếu bắt gặp chú chó nhà mình mắc phải:

  • Màu đen, dính bết:

+ Nhẹ thì chú chó nhà bạn đang trong tình trạng dư thừa đạm. Trong tình huống này, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho bé.

+ Nặng thì chú chó đã bị xuất huyết trong dạ dày hoặc ruột non, thậm chí đứt, bong tróc niêm mạc ruột (nếu phân thối, mùi khó chịu).

  • Màu đỏ: chứng tỏ phân chó dính máu, xảy ra sự xuất huyết ở phần dưới ống tiêu hóa. Cún có thể bị thương ở hậu môn hoặc mắc bệnh trĩ, viêm ruột, viêm gan.
  • Màu xanh lá: Chó nhà bạn nhiễm kí sinh trùng hoặc chỉ đơn giản là bạn cho chúng ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: rau, cỏ… Với bệnh kí sinh trùng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm ruột.
  • Màu vàng nhạt: Chắc chắn cún đang gặp vấn đề về gan, ruột, tuyến tụy, túi mật hay rối loạn tiêu hóa rồi đấy. Hãy cân nhắc cho cún uống men vi sinh, thuốc kháng sinh hoặc thay đổi đồ ăn,… Nếu tình trạng phân vàng nhợt nhạt này vẫn cứ tiếp diễn, kết hợp với việc cún có dấu hiệu tiểu ít, tiểu rắt,… nên đưa ngay đến bác sĩ xét nghiệm máu.
  • Màu sắc phân không đều, phân có chấm trắng lấm tấm như hạt gạo: 90% chú chó bị nhiễm giun sán rồi. Hãy nhớ lại bao lâu cún chưa được tẩy giun rồi, cần đi tẩy giun cho chúng ngay thôi.
Em bé kute và bầy bull pháp bò sữa cực yêu
Em bé kute và bầy bull pháp bò sữa cực yêu

Biện pháp chưa trị

Những biểu hiện phân bất thường trên đây là tín hiệu cảnh bảo sức khỏe chú cún đang thật sự gặp vấn đề. Biện pháp Thú Cảnh Việt đưa ra sau đây mong giúp ích được các bạn để có thể ứng phó kịp thời:

  • Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Vài lá mơ, lá khỉ là những thực phẩm tuyệt vời hỗ trợ sự suy giảm hệ miễn dịch và phòng nhiễm bệnh tốt hơn.
  • Cho cún cưng uống men vi sinh tang cường hệ miễn dịch, giúp vật nuôi tiêu hóa tốt, ổn định. Một số loại men vi sinh bạn có thể tham khảo như: men tiêu hóa Biotic (cung cấp lợi khuẩn ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, từ đó giảm khả năng tiêu chảy), Pharbiozym (ngừa tiêu chảy, rối loạn đường tiêu hóa), Enterogermina.
Cho Pembroke Welsh Corgi 3 tháng tuổi cùng cô chủ xinh
Cho Pembroke Welsh Corgi 3 tháng tuổi cùng cô chủ xinh

Trên đây là một số kinh nghiệm mà Thú Cảnh Việt muốn gửi tới các bạn. Mong các bạn có thể hiểu rõ hơn cơ thể cún cưng của mình. Khi phát hiện điều bất thường, hãy theo dõi chúng thêm ngày rưỡi nữa, đồng thời điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp trước đã để bắt bệnh đúng.

Nếu thật sự chú chó có bệnh, cần đưa ngay chúng đến bác sĩ thú y. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với các bạn để sức khỏe những chú cún dễ thương luôn trong trạng thái tốt nhất!

Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt

Khách hàng mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Bài viết trướcShop bán chó Poodle uy tín tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Bài tiếp theoKinh nghiệm nuôi chó cho người mới
Bản thân là người yêu thích động vật từ nhỏ, nên Hạnh luôn coi những vật nuôi trong gia đình như chính là những đứa con tinh thần. Bởi vậy, từ năm 14 tuổi, Hạnh đã bắt đầu đi học và nghiêm cứu cách chăm sóc chúng sao cho thật khoa học. Và đến ngày hôm nay, hơn 20 năm trôi qua, Hạnh đã tích lũy cho mình được lượng kiến thức không hề nhỏ về các loài thú cảnh trên toàn thế giới. Để tiếp nối niềm đam mê của mình, Hạnh xây dựng cộng đồng này để tất cả mọi người cùng coi đây là ngôi nhà chung của những vật nuôi trong gia đình (PET HOUSE) và cùng học hỏi, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm có được trong quá trình chăm nuôi thú cảnh của mình.
Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

1 COMMENT

Viết câu hỏi của bạn tại đây - Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here