Cách xử lý khi Chó mèo mắc bệnh đường ruột, nôn ói, đi ngoài, bỏ ăn

Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng, việc chó mèo bị nôn ói, đi ngoài phân lỏng thâm chí là bỏ ăn rất dễ gặp phải. Bạn lo lắng không biết phải làm sao khi gặp tình trạng này, cùng tham khảo kỹ bài viết sau để có cái nhìn khái quát và cách điều trị đúng để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho chó mèo nhà bạn nhé.

Tiny be bé trông cực đáng yêu
Chú chó poodle tiny nâu đỏ trông cực đáng yêu

Khi chó bị nôn, đi ngoài phân lỏng, mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hoá sẽ cảm thấy mệt mỏi, ể oải do mất nước nhiều. Vì vậy ta cần bổ sung thêm nước điện giải hoặc đường Glucose để giúp chúng bù nước, tránh mất nước nhiều, dẫn đến tình trạng thú cưng mệt lả.

Kết hợp uống thêm men tiểu hóa để ổn định đường ruột, các loại men tiêu hóa bạn có thể mua tại hiệu thuốc tây như men tiêu hóa Enterogermina hay mua men tiêu hóa dành riêng cho cún. Nếu đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, cần dùng thêm thuốc cầm đi ngoài như Biseptol hay Smecta.

Không nên cho chó mèo ăn các loại thức ăn có chứa dầu mỡ, gia vị, gây tình trạng rụng nhiều lông và các bệnh về thận. Nên cho, ăn đồ ăn nấu chín đảm bảo an toàn vệ sinh và dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp chúng dễ hấp thu dinh dưỡng.

Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Khi xuất hiện các triệu chứng nặng như bỏ ăn, thở dốc, sốt cao, bạn cần đưa chó mèo đến khám tại cơ sở thú ý gần nhất,  đồng thời nên chú ý quan sát tình trạng diễn biến của chúng trong quá trình mắc bệnh như sau:

  • Trước hết bạn cần phải bình tĩnh theo dõi, đánh giá tình trạng dịch phân và biểu hiện trên đang ở mức độ nặng hay nhẹ..
  • Sau khoảng 1 ngày, bạn đã thực hiện các biện pháp sơ cứu tại nhà mà các dấu hiệu bệnh vẫn chưa thuyên giảm. Chó mèo vẫn bị tiêu chảy nhiều, đi phân có máu, đây là những biểu hiện chuyển biến xấu, cần đưa đến cơ sở thú y gần nhất để tiêm thuốc cầm đi ngoài và truyền nước cho thú cưng của bạn, tránh tình trạng nặng thêm.
  • Khi chó mèo bị mặc các triệu chứng bệnh, bạn cần cách ly chúng khỏi các vật nuôi khác để tránh không bị lây bệnh. Ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh chuồng, nơi ở của chó mèo bị mắc bệnh, khử khuẩn toàn bộ khu vực sinh hoạt mà chó mèo hay lui tới.
  • Khi đưa chó mèo đến các cơ sở thú ý, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc và phác đồ chữa trị tùy vào trình trạng bệnh của từng bé. Các bé khi mắc bệnh sẽ được lưu trữ tại bệnh viện thú y từ 5-7 ngày để điều trị. Bạn cần chọn thú y uy tín, có nhiều kinh nghiệm để tránh việc “ làm tiền”, kê thuốc nhiều nhưng không đạt hiệu quả. Đảm bảo uống đúng thuốc, đúng liều lượng theo kê đơn của bác sĩ thú y để thú cưng mau khỏi bệnh, thể trạng trở lại bình thường.
Khám bệnh định kỳ cho chó lạp xưởng
Khám bệnh định kỳ cho thú cưng

Nếu bạn đang hoang mang, lo lắng không biết phải làm gì. Hãy liên hệ với các chuyên gia tại PetHouse Thú Cảnh Việt qua Hotline/ Zalo: 0981427586 để được tư vấn miễn phí 24/24.

Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt

Khách hàng mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Bài viết trướcLịch tiêm phòng chích ngừa vacxin và tẩy giun cho chó mèo
Bài tiếp theoNhững điều cần chuẩn bị khi nuôi chó mèo lần đầu
Bản thân là người yêu thích động vật từ nhỏ, nên Hạnh luôn coi những vật nuôi trong gia đình như chính là những đứa con tinh thần. Bởi vậy, từ năm 14 tuổi, Hạnh đã bắt đầu đi học và nghiêm cứu cách chăm sóc chúng sao cho thật khoa học. Và đến ngày hôm nay, hơn 20 năm trôi qua, Hạnh đã tích lũy cho mình được lượng kiến thức không hề nhỏ về các loài thú cảnh trên toàn thế giới. Để tiếp nối niềm đam mê của mình, Hạnh xây dựng cộng đồng này để tất cả mọi người cùng coi đây là ngôi nhà chung của những vật nuôi trong gia đình (PET HOUSE) và cùng học hỏi, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm có được trong quá trình chăm nuôi thú cảnh của mình.
Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

Viết câu hỏi của bạn tại đây - Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here