Những điều cần chuẩn bị khi nuôi chó mèo lần đầu

Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

1) Đồ dùng thú cưng

– Trong sinh hoạt hàng ngày, để thuận tiện cho việc chăm sóc thú nuôi, bạn có thể sắm trước các đồ dùng cá nhân dành riêng cho chúng. Việc chuẩn bị những món đồ cho chú cún sẽ giúp bạn có thể dễ dàng khi chăm sóc nhận nuôi thú cưng. Các vật dụng cần chuẩn bị khi đón chó về nhà có thể kể đến :

  • Xích, vòng cổ: Nên sử dụng chất liệu mềm có kích thước phù hợp với kích thước của chó con, chó con có tốc độ lớn khá nhanh nên cần cân nhắc chọn các loại xích có giá trị phù hợp với thời gian sử dụng.
  • Bát ăn, bình nước uống.
  • Chuồng hoặc chỗ nằm cho thú cưng: Nếu cún thuộc chó to tốc độ phát triển nhanh cần sử dụng các loại chuồng to có kích thước lớn.
  • Sữa tắm, thức ăn cho thú cưng.
  • Lược chải lông: Mỗi ngày nên chải 1-2 lần với những dòng chó nhiều lông.
Hãy cho chúng tôi biết, bạn đang nghĩ gì và gặp khó khăn ở đâu
Hãy cho chúng tôi biết, bạn đang nghĩ gì và gặp khó khăn ở đâu

2) Thức ăn

– Trước khi đón thú cưng về nhà, bạn có thể tìm hiểu trước các loại thực phẩm phù hợp nhất với thú cưng mà minh nuôi. Bạn có thể xây dựng trước thực đơn, khẩu phần  mỗi bữa ăn cho thú nuôi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thú cưng giúp cho chúng luôn được khoẻ mạnh, phát triển toàn diện. Ngoài ra bạn cũng hạn chế cho thú cưng ăn các loại thực phẩm gia vị, dầu mỡ có hại cho sức khoẻ. Bạn có thể tham khảo khẩu phần, thực đơn mỗi bữa ăn cho cún vào các giai đoạn của cún sau đây:

Đối với chó từ 2-3 tháng tuổi:

  • Ăn hạt cám viên chế biến sẵn nước ấm 10-15 phút rồi cho cún ăn.
  • Cơm; Thịt nạc heo; ức gà luộc xé nhỏ; rau củ luộc (cà rốt, bí xanh, bí đỏ, khoai tây…); Thịt bò thái nhỏ.
chó corgi
Chó Corgi cần được chú trọng về chế độ ăn uống

Lưu ý:

  • Thú cưng nhỏ khá nhạy cảm về hệ tiêu hóa, nên giai đoạn đầu, người nuôi cần lưu ý trong quá trình cho ăn.
  • Những bé con thích ăn cơm trộn nước tránh bị dính răng.
  • Tất cả khẩu phần ăn là do tùy chỉnh cho các bé theo từng tháng (có thể theo ngày nếu thấy các em ăn tốt). Nên để các em ăn hơi lưng lửng bụng, cảm giác thòm thèm liếm láp.
  • Khi còn nhỏ, hãy cho thú cưng ăn từ 3-4 bữa nhỏ trong ngày với một lượng thức ăn vừa đủ, kèm theo nước sạch.
  • Trong trường hợp ăn cơm, trong giai đoạn đầu cần lưu ý cho ăn với cơm trắng và các loại thịt luộc hoặc rang nhạt, trộn nước lọc, khẩu phần ăn vừa đủ, không ăn quá no.
  • Tránh các loại thức ăn khó hấp thụ: Sữa tươi của người lớn, pate, xuc xích, cá, tôm, cua, các loại thịt sống, đồ ăn cứng, socola,… đây là loại chó con thích ăn nhưng lại không phù hợp dễ dẫn đến việc rối loại tiêu hóa gây đi phân lỏng, nát, nôn, đầy bụng,… có thể là tử vong.
Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Đối với chó từ 06 tháng tuổi trở lên

Thức ăn cho chó Husky
Thức ăn cho chó Husky
  • Ăn hạt trộn cơm, thức ăn, rau củ quả trực tiếp không cần ngâm.
  • Thức ăn: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, rau của quả, trứng vịt lộn,…..
  • Từ 06 tháng trở đi có thể giảm chế độ ăn xuống còn 2-3 bữa/ngày (nếu bận quá)
  • Sử dụng chất bổ trợ, khoáng chất cần thiết như: Omega 369 giúp dài lông bóng mượt, Canxi, vitamin A,B,C,D,E,… Có thể mua tại các hiệu thuốc tây y dành cho người với mức giá phù hợp hơn là các khoáng chất dành riêng cho chó.

3) Bệnh và tiêm phòng, tẩy giun

– Khi nhận nuôi và chăm sóc thú cưng, vấn đề mắc bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ thể trạng của những “con cưng” sẽ khiến bạn cảm thấy khá đau đầu. Vì vậy bạn nên tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh và cách chữa trị qua đó tìm được biện pháp phòng tránh tốt nhất cho thú cưng và chữa trị kịp thời khi thú nuôi mắc phải.

Lịch tiêm phòng cho chó
Lịch tiêm phòng cho chó

– Ngoài ra bạn nên đọc và tìm hiểu các về lịch tiêm phòng, tẩy giun cho thú cưng việc cho chúng được tiêm vacxin và tẩy giun định kì đầy đủ sẽ giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh ở bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể thú nuôi. Một số lưu ý về vấn đề tiêm phòng và tẩy giun ở cún bạn cần chú ý:

  • Thú cưng cần tiêm phòng tối thiểu ba (03) mũi vaccine phòng bệnh nguy hiểm trong năm đầu tiên và tái chủng 01 lần/ năm cho các năm kế tiếp.
  • Người nuôi theo dõi lịch tiêm phòng và các loại bệnh nguy hiểm cần tiêm phòng được ghi trong hồ sơ (Sổ khám bệnh) được phát cùng với lúc nhận chó, nghiêm chỉnh tuân thủ luật tiêm phòng các mũi tiếp theo được ghi sẵn lịch bởi bên bán.
  • 03 mũi tiêm phòng đầu tiên trong đời của thú cưng được tiêm cách nhau tối thiểu 21 ngày và tối đa là 01 tháng, trong trường hợp không thể thực hiện việc tiêm phòng đúng hẹn, người nuôi cần phải tiến hành lại việc tiêm phòng cho chó để đảm bảo hiệu quả.
  • Thú cưng cần được tẩy giun đều đặn, tùy theo môi trường sống mà có thể áp dụng việc tẩy giun 01 tháng/lần, 03 tháng/ lần hoặc 06 tháng/ lần.
  • Thuốc tẩy giun được sử dụng là thuốc chuyên dụng cho chó, không sủ dụng các loại thuốc tẩy giun dành cho người. (Sử dụng nhãn hiệu Sanpet hoặc Drontal).
  • Liều lượng thuốc tẩy giun cho mỗi lần sử dụng phụ thuộc vào cân nặng của chó và theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ thú y.

4) Huấn luyện hoạt động và vệ sinh thú cưng

– Việc áp dụng các phương pháp huấn luyện phù hợp cho thú cưng sẽ giúp chúng biết vâng lời, dễ dạy bảo trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo các phương pháp huấn luyện cơ bản từ các trang Blog chia sẻ kiến thức, kênh youtube,… cho thú nuôi như việc đi vệ sinh, ăn uống,..để giúp cho việc chăm sóc và nuôi thú cưng  trở nên dễ dàng hơn đối với bạn.

Chó Samoyed thuần chủng
Chó Samoyed thu hút được nhiều cặp đôi yêu mến (H/a được chụp bởi Nhan Foto)

– Hoạt động:

  • Cho các bé vận động trong nắng là điều không thể thiếu (sự chuyển hoá canxi, hấp thụ thức ăn). Nắng tốt nhất là vào khung giờ 6h30-9h00 sáng, buổi chiều mùa hè là từ 17h00 đến hết sáng.
  • Thời gian đưa thú cưng đi dạo có thể là trước hoặc sau bữa ăn 60 phút để tránh cường độ vận động cao dẫn đến nhu động ruột đẩy thức ăn chưa kịp tiêu hoá ra ngoài.
  • Khoảng thời gian về nhà mới, 5-7 ngày sau mới được tắm.
  • Tránh nô đùa trong nắng vào giữa trưa rất có hại cho các bé,… và quan trọng hơn hết là thời kì các bé về nhà mới đúng dịp hè dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt dẫn tới tử vong rất nhanh.

– Vệ sinh:

  • Thú cưng giai đoạn đầu có xu hướng đi vệ sinh khá nhiều cần theo dõi nhịp sinh hoạt để rèn thói quen đi vệ sinh đúng giờ đúng chỗ có thể kết hợp với việc dắt ra khu vệ sinh để cho các bé rèn phản xạ này.
  • Khi còn nhỏ các bé thường có biểu hiện xoay vòng trước khi đi nặng, người nuôi cần quan sát tinh tế chuẩn bị các dụng cụ xử lí.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ trong quá trình nuôi cún, hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline 0981427586 để được các chuyên gia tại Trại nhân giống Pethouse Thú Cảnh Việt tư vấn miễn phí 24/24.

Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt

Khách hàng mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Bài viết trướcCách xử lý khi Chó mèo mắc bệnh đường ruột, nôn ói, đi ngoài, bỏ ăn
Bài tiếp theoCách chăm sóc chó mẹ mang thai
Bản thân là người yêu thích động vật từ nhỏ, nên Hạnh luôn coi những vật nuôi trong gia đình như chính là những đứa con tinh thần. Bởi vậy, từ năm 14 tuổi, Hạnh đã bắt đầu đi học và nghiêm cứu cách chăm sóc chúng sao cho thật khoa học. Và đến ngày hôm nay, hơn 20 năm trôi qua, Hạnh đã tích lũy cho mình được lượng kiến thức không hề nhỏ về các loài thú cảnh trên toàn thế giới. Để tiếp nối niềm đam mê của mình, Hạnh xây dựng cộng đồng này để tất cả mọi người cùng coi đây là ngôi nhà chung của những vật nuôi trong gia đình (PET HOUSE) và cùng học hỏi, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm có được trong quá trình chăm nuôi thú cảnh của mình.
Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

Viết câu hỏi của bạn tại đây - Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here