Cách chăm sóc chó con mới sinh bụ bẫm dễ nuôi

Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Đối với những người mới nuôi chó lần đầu chưa có kinh nghiệm, khi chó mẹ sinh sản, bạn hoang mang và lo lắng không biết chăm sóc bầy chó con đỏ hỏn ra sao, ăn uống thế nào cho mập mạp, bụ bẫm. Đừng lo lắng về vấn này, ngay sau đây PetHouse Thú Cảnh Việt sẽ chia sẻ đến độc giả cách chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh nhé:

Đàn chó giống husky 1 tháng tuổi bụ bẫm, sắp tới tuổi gả về nhà mới

1.Môi trường sống cho chó con

– Sau khi được sinh ra khỏi bụng mẹ, các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng sẽ tác động đến sự phát triển của chó con. Chó con mới sinh ra có sức đề kháng còn kém, yếu ớt, dễ mắc các bệnh có tỉ lệ tử vong cao nếu không được quan tâm chăm sóc đúng cách. Vì vậy vấn đề đầu tiên khi muốn nuôi dưỡng và chăm sóc những chú chó con mới chào đời là việc chuẩn bị cho chúng một môi trường sống phù hợp nhất.

– Chỗ ở của chó mẹ và đàn con cần đảm duy trì bảo mức nhiệt độ thích hợp, bạn có thể sử dụng một chiếc hộp bìa lớn hay chiếc khăn tắm to để lót ổ cho chó mẹ và con. Hãy tạo ra không gian sống đem lại sự an tâm cho chó mẹ để chúng có thể toàn tâm chăm sóc, bảo vệ đàn con. Khi chó con được 5 ngày tuổi có thể cho chó con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên giúp tránh còi cọc, tuy nhiên cũng không nên đặt nơi ở của cún tại nơi quá sáng khiến những chú chó sinh ra cảm giác bất an, lo sợ.

Bầy lạp xưởng 7 ngày tuổi

– Bạn có thể dùng chăn, nệm để lót ổ, lắp thêm đèn sưởi để những chú chó luôn cảm thấy ấm áp. Đối với chó sơ sinh, nhiệt độ an toàn cụ thể như sau:

  • 4 ngày đầu tiên sau khi chào đơi: 29,5°C – 32°C
  • 5 – 10 ngày tiếp theo: nhiệt độ giảm dần còn khoảng 26°C
  • Sau tuần thứ 4: nhiệt độ giảm dần còn khoảng 22,2°C
Quyền lợi khách hàng có được khi mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

– Bạn cũng nên chú ý thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó mẹ và đàn con cho sạch sẽ, thông thoáng, không nên để nơi ở của chúng quá bẩn, ẩm mốc tạo điều cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển.

2. Chế độ dinh dưỡng cho chó con

– Khi cún con mới chào đời, sức đề kháng vẫn còn non và yếu ớt. Trong giai đoạn này sữa của chó mẹ là nguồn thức ăn tuyệt vời nhất cho chúng. Trong sữa chó mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, hàm lượng các chất acid amin, vitamin, khoáng chất và protein dồi dào có thể giúp cho chó con hình thành nên hệ miễn dịch khoẻ mạnh tránh được bệnh tật và tạo tiền đề cho sự phát triển của cún con sau này.

Chó phốc sóc mẹ thuần chủng
Chó phốc sóc mẹ thuần chủng chăm con mới đẻ

– Khi chó sơ sinh đã được 3 ngày tuổi thì bạn bắt đầu cho các bé uống thêm sữa ngoài, có thể thay sữa mẹ bằng các loại sữa sơ sinh cho trẻ em hay các loại sữa dành riêng cho chó con. Lúc này chó con vẫn chưa mở mắt để tự uống sữa nên bạn cần dùng bình bú vào miệng chúng. Khi chó được 10 ngày tuổi thì có thể tự bú hoặc rót sữa ra khay cho các bé tự liếm. Uống sữa ấm kết hợp với sữa mẹ trong 1 tháng đầu đời sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho chó sơ sinh giúp chó khoẻ mạnh, luôn bụ bẫm.

– Sau khi cún con được 3 tuần tuổi, bạn bắt đầu tập cho cún ăn dặm bằng cháo loãng, vào giai đoạn này bạn nên cho ăn 1 -2 bữa nhỏ kết hợp vẫn uống thêm sữa mỗi ngày.

–  Khi được 1 tháng tuổi, bạn có thể tăng cường chế độ ăn của cún bằng cách bổ sung thêm các loại thịt khác và các loại rau củ vào khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Bạn vẫn có thể cho cún uống thêm sữa ngoài, giúp cho hấp thụ thêm dưỡng chất, phát triển toàn diện.

Chó poodle dưới 3 tháng tuổi nên ăn cháo loãng
cháo loãng giúp hệ tiêu hóa của chó nhỏ được tốt hơn

3. Tiêm phòng cho chó con

– Cho dù trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất nhưng khi ở giai đoạn còn nhỏ, sức đề kháng của chó vẫn còn non và khá yếu ớt, chó con có nguy cơ mắc phải các căn bệnh thông thường ở loài. Vì vậy để phòng bệnh, bạn cần cho cún con tiêm phòng vacxin đầy đủ. Việc tiêm phòng sẽ giúp thú cưng tăng thêm sức đề kháng, ít mắc bệnh vặt và giảm tỉ lệ tỉ vong khi mắc các bệnh nguy hiểm.

Lịch tiêm phòng cho chó
Lịch tiêm phòng cho chó

– Lịch tiêm phòng dưới đây có thể áp dụng cho những chó con vào các giai đoạn phát triển của cún. Khi chó đủ điều kiện về sức khoẻ và thể chất  (từ 6-8 tuần) để tiêm phòng, bạn hãy cho Pet cưng tiêm phòng, chích ngừa liều vacxin đầu tiên để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cún. Lịch tiêm cụ thể như sau:

Mũi tiêm số 1 (6-8 tuần tuổi)

  • Tiêm phòng khi chó con dứt sữa mẹ, bởi lúc này chó con không còn được nhận kháng thể từ sữa mẹ nữa. Chó con bắt đầu tiếp xúc với các nguồn thức ăn khác và vận động nhiều hơn, khiến các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc từ môi trường .Vì vậy từ 6 đến 8 tuần tuổi khi chó mèo con đã đủ cứng cáp bạn hãy cho chúng được tiêm liều vacxin đầu tiên.
  • Đối với chó con cần tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng ngừa các loại bệnh: Care, Ho cũi chó (Hô hấp phức hợp), Parvo, Phó cúm và viêm gan truyền nhiễm.

Mũi tiêm số 2 (9-10 tuần tuổi)

  • Thời gian tiêm mũi số 2 cách mũi tiêm đầu tiên từ 21 – 28 ngày.
  • Không được tiêm sớm hơn hay muộn hơn lịch này để giúp thuốc có tác dụng hiệu quả nhất trên cơ thể chó .
  • Tiêm phòng mũi vacxin 7 bệnh, bao gồm 5 bệnh ở mũi 1 và phòng ngừa thêm hai bệnh Lepto và Corona

Mũi tiêm số 3 (12-14 tuần tuổi) 

  • Khi chó  đã được 12 -14 tuần tuổi, thời gian tiêm mũi 3 không được phép tiêm sớm hơn 21 ngày hay muộn hơn 30 ngày kể từ khi tiêm mũi 2.
  • Tiêm nhắc lại mũi vacxin 7 trong 1.

Mũi tiêm số 4 (15-16 tuần tuổi) 

  • Ở giai đoạn thể chất và sức khoẻ của những chó đã khá cứng cáp, vì vậy bạn nên cho thú cưng được tiêm vacxin phòng bệnh dại.
  • Tiêm phòng chích ngừa vacxin dại không liên quan tới các mũi tiêm trước đó
  • Bạn cần nhắc lại mũi tiêm dại vào mỗi năm

Lưu ý: Bạn cần tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh trong vòng 1 năm. Tốt nhất nên chọn tiêm cho chó  vào mốc thời gian để dễ nhớ. Tiêm mũi 7 bệnh rất cần thiết vì vi khuẩn xoắn Lepto và Corona đều rất nguy hiểm và dễ lây nhiễm qua những cá thể. Bạn cần nhắc lại tiêm cả mũi 7 bệnh và mũi phòng dại khi trong khoảng thời gian 1 năm.

Những chú chó bull pháp con bên cạnh mẹ
Những chú chó bull pháp con bên cạnh mẹ

Kết luận: Qua bài viết trên, PetHouse Thú Cảnh Việt đã cung cấp cho độc giả những thông tin, kiến thức bổ ích về vấn đề chăm sóc những chú cún con sao cho khoẻ mạnh. Hi vọng với những điều được chia sẻ, kinh nghiệm hiểu biết có trong bài sẽ giúp ích và được mọi người dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi thú cưng. Nếu bạn đang hoang mang, lo lắng không biết phải làm gì, hãy liên hệ với các chuyên gia tại PetHouse Thú Cảnh Việt qua Hotline/ Zalo: 0981427586 để được tư vấn miễn phí 24/24.

Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt

Khách hàng mua thú cưng tại Thú Cảnh Việt

Bài viết trướcCách chăm sóc chó mẹ mang thai
Bài tiếp theoCách chữa trị bệnh Giảm Bạch Cầu ở mèo hiệu quả
Bản thân là người yêu thích động vật từ nhỏ, nên Hạnh luôn coi những vật nuôi trong gia đình như chính là những đứa con tinh thần. Bởi vậy, từ năm 14 tuổi, Hạnh đã bắt đầu đi học và nghiêm cứu cách chăm sóc chúng sao cho thật khoa học. Và đến ngày hôm nay, hơn 20 năm trôi qua, Hạnh đã tích lũy cho mình được lượng kiến thức không hề nhỏ về các loài thú cảnh trên toàn thế giới. Để tiếp nối niềm đam mê của mình, Hạnh xây dựng cộng đồng này để tất cả mọi người cùng coi đây là ngôi nhà chung của những vật nuôi trong gia đình (PET HOUSE) và cùng học hỏi, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm có được trong quá trình chăm nuôi thú cảnh của mình.
Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

Viết câu hỏi của bạn tại đây - Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here